Đến Cao Bằng đi đâu và các món ăn đặc trưng của Cao Bằng
Đến Cao Bằng đi đâu? Ăn gì?
- Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc từng lọt vào danh sách những thác nước đẹp nhất khu vực Đông Nam Á và cũng top 4 dòng thác lớn nhất thế giới. Nằm tại vị trí giao thoa giữa biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Bản Giốc đẹp tựa một dải lụa trắng tinh khôi giữa núi rừng Cao Bằng và đổ xuống dòng sông Quây Sơn màu ngọc bích.
Điểm nhận diện của dòng thác này chính là cấu trúc chia tầng độc đáo với từng khối nước chảy len lỏi qua nhiều tầng đá vôi và cây cỏ. Dưới chân thác là những nếp nhà và thửa ruộng xanh mướt của người dân tộc Nùng và Tày.
- 2. Đèo Mã Phục
Mã Phục là con đèo đẹp nhất tỉnh Cao Bằng và là một địa điểm check in ở Cao Bằng khiến các tín đồ xê dịch ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đèo thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh và có chiều dài Khoảng 3,5 km cùng độ cao 700m (so với mực nước biển). Đúng như tên gọi, đèo Mã Phục “vắt” ngang ngọn núi đá vôi và thung lũng tạo nên hình ảnh tương tự con ngựa.
Đèo nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đồng thời, Mã Phục còn nằm được xếp vào di sản địa chất của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, do UNESCO công nhận. Thời điểm nơi này đẹp nhất là đầu đông (mùa tam giác mạch) và mùa xuân (mùa trồng lúa và ngô).
- Động Ngườm Ngao
Dù đã xuất hiện từ hơn 400 triệu năm trước, Ngườm Ngao chỉ mới được đưa vào khai thác du lịch vào năm 1996. Trong tiếng Tày, cái tên Ngườm Ngao có nghĩa là “hang cọp”. Nằm ẩn mình trong vùng núi của huyện Trùng Khánh, đây là một hang động đá vôi có chiếu dài hơn 2100m.
Ngườm Ngao có 3 cửa chính là Ngườm Lồm, Ngườm Ngao và Bản Thuôn. Bước vào trong động Ngườm Ngao, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của địa điểm du lịch Cao Bằng này. Các khối nhũ đá với hình dáng độc đáo và màu sắc bắt mắt “mọc” lên khắp mọi ngóc ngách.
Đặc biệt, nhiệt độ bên trong động khá lý tưởng, mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên trong động còn có những dòng suối nhỏ chảy róc rách cực vui tai. Động Ngườm Ngao chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 5km nên bạn có thể chọn các tour tham quan thác Bản Giốc kết hợp với hang động này.
- Di tích Pác Bó
Nhắc đến các địa điểm check-in ở Cao Bằng thì không thể bỏ qua khu di tích Pác Bó. Đây không chỉ là tọa độ có ý nghĩa lịch sử mà còn có cảnh sắc thiên nhiên đẹp tựa tiên cảnh. Với diện tích hơn 500ha, nơi này được chia thành nhiều cụm di tích gắn liền với sinh hoạt thường ngày của Bác Hồ. Trong đó, hang Cốc Bó, suối Lê-Nin, cột mốc 108, khu ruộng Goọc Mu là những điểm đến nổi tiếng nhất.
Khu di tích Pác Bó mùa nào cũng đẹp, tuy nhiên, bạn nên đến đây vào những tháng mùa khô (tháng 5 - tháng 9). Lúc này, thiên nhiên tại Pác Bó xanh tươi nhất, dòng suối Lê-Nin chảy hiền hòa và thời tiết lý tưởng để khám phá nơi này.
- 5. Hồ Thang Hen
Cùng thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, hồ Thang Hen là một trong các địa điểm du lịch Cao Bằng nổi tiếng nhất. Hồ nằm trong quần thể 36 hồ nước tự nhiên nằm ở độ cao gần 1700m và kết nối thông qua hệ thống hang động dưới lòng đất. Trong đó, hồ Thang Hen có diện tích lớn nhất và cũng thu hút nhiều tín đồ xê dịch nhất.
Hồ nước này có khung cảnh đẹp nhất nhì Bắc Bộ với dòng nước màu xanh ngọc bích phản chiếu mây trời. Xung quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh và thảm hoa dại nở rộ. Dù nước hồ sẽ chuyển sang sắc đục vào mùa mưa nhưng khung cảnh vẫn đẹp như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng Đông Bắc.
Khi đến Hồ Thang Hen bạn có thể tản bộ quanh hồ, đi thuyền khám phá thiên nhiên hay check-in tại những địa điểm gần đó như mỏm đá cô đơn, vườn hoa dã quỳ, ngôi nhà cổ tại Lũng Táo hay đèo Mã Phục.
- Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên có mặt tại vùng Đông Bắc nước ta. Tựa lưng vào núi Phia Nhằm, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 3ha. Từ chùa, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc và thung lũng bên dưới.
Chùa được chia thành nhiều khu vực như cổng Tam quan, tòa Tam Bảo, vườn tượng, đền thờ… Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam với các chất liệu quen thuộc như gỗ lim, gạch ngói…
Thời điểm tuyệt nhất để đến chùa là lúc sáng sớm và chiều tối khi nơi này bước vào khoảnh khắc bình minh hoặc hoàng hôn. Vì vậy, nơi này không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là tọa độ vãn cảnh Cao Bằng không thể lý tưởng hơn.
- Làng đá cổ Cao Bằng
Nằm trong khu du lịch thác Bản Giốc, làng Khuổi Ky là ngôi làng có tuổi đời hơn 400 năm, cách trung tâm Cao Bằng 100km. Với vị trí tựa vào núi đá vôi và diện tích khoảng 1ha, đây là sinh sống của hơn 14 hộ dân thuộc dân tộc Tày.
Điểm đặc biệt của địa điểm du lịch Cao Bằng cổ kính này là những căn nhà bằng đá được xây dựng từ những năm 1594. Kiến trúc chung của những ngôi nhà này đều là theo lối truyền thống - nhà ba gian lợp ngói với nền móng làm bằng đá.
Đến Cao Bằng ăn gì?
- Vịt quay 7 vị
Bất kì du khách nào đặt chân đến Cao Bằng, đều tấm tắc khen ngon khi thử món ăn này. Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.
- Bánh Khảo
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên.
- Bánh Trứng Kiến
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.
- Bánh chè Lam
Bên cạnh món bánh trứng kiến béo ngậy, không thể không nói đến món bánh Chè Lam. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng. Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
- Rau dạ hiến
Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời.
Mỗi dịp mùa xuân và mùa hè, bữa tiệc của người dân nơi đây đều có món rau dạ hiến xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Món rau rừng này rất lạ và không giống với bất kì loại rau nào khác.
6. Miến dong đen
Từ lâu, Cao Bằng nổi tiếng có sản phẩm miến dong đen được làm từ bột dong riềng nguyên chất, ngon. Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng, đẹp, giòn, dai và có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không sử dụng bất kì loại hoá chất nào.
- Lạp sườn
Nếu ai đến du lịch Cao Bằng thì không thể nào quên việc mua Lạp sườn về làm quà. Lạp sườn Cao Bằng được chế biến cầu kỳ. Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai, được tẩm ướp gia vị, mật ong và không thể thiếu ít rượu trắng, chút gừng và ít quả mắc mật khô xay nhỏ.
- Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh là thứ quả duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, có thể chế biến luộc, rang, sấy hay ninh với chân giò, thịt gà mà vẫn giữ được hương vị.
- Xôi trám Cao Bằng
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.
- Bánh áp chao
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến Bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, rất nhớ ngay cả khi đi xa. Những ngày đông giá rét Cao Bằng, bạn có thể ghé vào một quán ăn lề đường, gọi 1 suất bánh áp chao và sưởi ấm giá rét. Thật là một cảm giác khó quên.
Thêm đánh giá