Đón tết độc lập. Nét văn hóa độc đáo của người Hmong ở Mộc Châu.

Theo thông lệ, cứ đến hẹn lại lên vào đúng dịp mùng 2/9, tất cả bà con đồng bào người Mông không phân biệt già trẻ, gái trai ai nấy đều ăn mặc thật đẹp, nô nức rủ nhau xuống thị trấn để đón Tết độc lập. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đi đâu chơi trong dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9 thì Mộc Châu với phiên chợ tình với Tết người Mông sẽ là điểm đến vô cùng hấp dẫn và thú vị đó.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel1

Khơi nguồn của Tết Độc Lập ở Mộc Châu

Theo lời kể các cụ già người Mông ở bản Lóng Luông, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), đồng bào người Mông đã rất trân trọng sự kiện đó và coi nó là Tết Độc Lập của dân tộc. Khoảng cuối những năm 50 của thế kỉ trước,  người dân sống tại thị trấn Mộc Châu đều treo rất nhiều cờ đỏ sao vàng để mừng Quốc khách. Chính vì lý do này Tết Độc Lập còn được đồng bào Mông gọi bằng một cái tên khác là Tết Cờ Đỏ Sao Vàng.

xDon-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel2

Qua nhiều năm, lượng người đổ về thị trấn đón Tết Độc Lập ngày càng đông, nhiều người tham gia, từ già đến trẻ nhưng không ai biết cái tên này là do ai đặt, mọi người cứ truyền tai nhau rồi cứ gọi như vậy cho đến ngày nay. Tết Độc Lập đã từng bị gián đoạn trong những năm tháng chiến tranh và đến sau năm 1975 tết này lại được khôi phục, phát triển cho đến ngày nay.

Khám phá Tết Độc Lập ở Mộc Châu

Tết Độc Lập của đồng bào người Mông diễn ra từ ngày 29/8 – 2/9 nhưng ngày lễ chính, đông vui nhất là ngày 1/9. Tết Độc Lập cũng như Tết năm mới, người Mông cũng làm lễ cúng mời ông bà tổ tiên.Để tới lễ hội, bà con người Mông phải chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Họ chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết độc lập 2-9 hòa cùng sắc màu rực rỡ từ trang phục của bà con người Mông đã dệt nên bức tranh nhiều màu.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel3

Vào buổi sang sớm 1/9, khi mây mù vẫn còn bao phủ trên những dãy núi cao, sương sớm còn chưa tan thì không khí ngày Tết Độc Lập đã bao trùm khắp các bản làng rẻo cao của đồng bào người Mông ở huyện Than Uyên. Từng đoàn người Mông diện những bộ váy áo truyền thống tưng bừng, vui chơi, ăn uống, mua bán làm huyên náo cả con đường trung tâm của thị trấn.

Ngày 1/9 dương lịch hằng năm cũng là phiên chợ tình đặc biệt duy nhất trong năm của người Mông tại Mộc Châu. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Đơ (trắng), Mông Đu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (hoa), Mông Súa (Mông Mán)... Sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa. Còn những đôi trai gái người Mông ở tuổi cặp kê cũng được một dịp lý tưởng để hò hẹn, tìm kiếm bạn đời. Các chàng trai thi nhau thổi khèn bên những cô gái trẻ đẹp, xinh tươi. Chợ Tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình yêu và nỗi nhớ thương khôn cùng của các cặp tình nhân. Họ vất vả làm lụng, nhường nhịn nhau, may sắm quần áo đẹp cũng chỉ là để dành trọn vẹn cho đêm nay. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều mối tình đã nên duyên chồng vợ, nhưng cũng có nhiều đôi trai gái vì tục cướp vợ mà chẳng đến được với nhau. Họ mong mỏi cả năm để tìm đến đêm giao tình này để tâm sự, để trút vợi niềm thương nhớ cho nhau.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel4

Du khách có ghé thăm phiên chợ đặc biệt này nhớ đừng làm phiền những khoảnh khắc lắng đọng của các cặp tình nhân. Hãy để họ có những phút giây riêng tư, thiêng liêng tan hoà cùng với trời đất. Để đến sáng hôm sau họ thanh thản về với núi rừng, những người phụ nữ Mông lại trở về với thân phận của những người đàn bà lầm lụi, lưng cong chạm trời, mặt vùi sát đất, tiếp tục một kiếp người nặng như vòng tóc độn đuôi ngựa cuốn quanh đầu họ. Những người đàn ông lại trần mình sớm tối mưu sinh, mộc mạc đấy, khảng khái đấy, nhưng lại dễ sa ngã vào cạm bẫy, lọc lừa.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel

Tại Chợ tình, ngoài hình ảnh những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò, cặp kê với nhau du khách sẽ còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian của đồng bào Mông như: ném pao, bắn nỏ, đánh đu (tù lu). Đặc biệt ném pao là một trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào Mông trong các dịp lễ tết. Quả pao cũng đi vào văn hóa của người Mông như một minh chứng cho tình cảm lứa đôi. Ngoài ra, Tết Độc Lập cũng là dịp để cánh thanh niên trai tráng trong bản thi tài đọ sức thông qua những cuộc thi mang tính thể hiện sức mạnh, chính xác và khéo léo như đẩy gậy, bắn nỏ, đánh đu.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel5

Chợ tình của người Mông trên Môc Châu ngày nay đã trở thành tết chung của đồng bào các dân tộc vùng cao, các dân tộc anh em như Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... Bởi trong phong tục kết bạn của người Mông, khi đã gặp nhau bên mâm cơm, dù bản làng xa cách bao nhiêu vẫn kết bạn, kết nghĩa anh em, kết duyên trai gái. Chính vì vậy mà theo thời gian, tết mỗi năm lại đông hơn năm trước.

Don-tet-doc-lap-net-van-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-nguoi-mong-o-moc-chau-vietmountain-travel6

Đi chơi Tết, thưởng thức ẩm thực người Mông, mua những chiếc váy thổ cẩm, xem cướp vợ, chơi ném pao… là những trải nghiệm không thể quên đối với những ai đã đến với cao nguyên này. Mộc Châu luôn là địa chỉ vẫy gọi những người thích du lịch và khám phá. Trong ngày Tết Độc lập, Mộc Châu không chỉ là nơi đón người Mông về ăn Tết mà các dân tộc anh em cũng về chơi. Đặc biệt, đây là cung đường yêu thích của nhiều dân phượt Hà Nội và nhiều tỉnh khác.

Hẹn gặp lại mọi người vào phiên chợ tình của đồng bào người Mông tại Mộc Châu trong dịp nghỉ đại lễ 2/9 này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật tuyệt vời cùng Vietmountaintravel.

Vietmountain Travel

Thêm đánh giá

Bạn vui lòng cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn. *